Scholar Hub/Chủ đề/#nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính/
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một loại nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công vào các bộ phận hô hấp (như mũi, xoang mũi, họng, phế quản,...
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một loại nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, virus hoặc nấm tấn công vào các bộ phận hô hấp (như mũi, xoang mũi, họng, phế quản, phổi) và kéo dài trong thời gian ngắn (thường dưới 2 tuần). Triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể là sổ mũi, đau họng, ho, hắt hơi, khó thở, sốt, mệt mỏi, đau ngực và nhiều triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm việc nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc giảm đau, kháng histamin, kháng vi sinh, và trong một số trường hợp cần sử dụng kháng sinh.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
1. Viêm mũi: Đây là trạng thái viêm nhiễm mũi xoang, thường gây ra bởi các vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng thường gặp bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi, đau và phồng mũi. Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng vi khuẩn hoặc thuốc giảm viêm nhẹ để giảm triệu chứng.
2. Viêm họng: Đây là trạng thái viêm nhiễm họng, thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng bao gồm đau họng, khó nuốt, ho khan và hoặc thoát hơi. Điều trị thường bao gồm hỗ trợ đau họng với thuốc giảm đau và sử dụng xịt họng để giảm viêm.
3. Viêm phổi: Đây là trạng thái viêm nhiễm phổi, thường gây ra bởi vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae hoặc virus như vi rút cúm. Triệu chứng bao gồm ho có đờm, sốt, khó thở, đau ngực và mệt mỏi. Điều trị thường bao gồm sử dụng kháng sinh nếu nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn và các biện pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, uống nước nhiều và sử dụng thuốc giảm đau.
4. Những phát bệnh khác: Ngoài ra, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng có thể bao gồm viêm phế quản, viêm phổi cộng cộng, viêm xoang, viêm bàng quang mạn tính và nhiễm trùng tai xanh, tùy thuộc vào các bộ phận hô hấp bị tác động.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính bao gồm giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh, không chia sẻ đồ dùng cá nhân và đảm bảo sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao. Duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ thông qua việc ăn uống, vận động và ngủ đủ cũng là một yếu tố quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Thay đổi kiến thức và thái độ cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ về bệnh, cách chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau có nhóm chứng. 168 bà mẹ (84 ở nhóm chứng, 84 ở nhóm can thiệp) được chọn vào nghiên cứu thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe và bộ công cụ đánh giá kiến thức, thái độ của bà mẹ trước và sau can thiệp do tác giả xây dựng, tham khảo bộ công cụ trong y văn và xin ý kiến chuyên gia điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đặc điểm địa bàn và đối tượng nghiên cứu.
Kết quả: Kiến thức, thái độ của bà mẹ ở cả 2 nhóm về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước can thiệp còn thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm này trước can thiệp (p > 0,05). Sau can thiệp, điểm kiến thức và thái độ của bà mẹ nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Đáng chú ý, trong khi nhóm đối chứng không có sự thay đổi về kiến thức, thái độ giữa hai thời điểm đánh giá (p > 0,05), nhóm can thiệp có sự cải thiện rõ rệt điểm số giữa trước và sau can thiệp (p > 0,05).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe có hiệu quả trong việc thay đổi kiến thức và thái độ cho các bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Chương trình nên được áp dụng rộng rãi hơn trên lâm sàng cũng như các đánh giá sâu hơn để đánh giá chính xác hơn tác dụng và nâng cao chất lượng của chương trình can thiệp
#Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính #kiến thức #thái độ #can thiệp giáo dục sức khỏe.
Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019Mục tiêu: Mô tả thực trạng việc thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 200 bà mẹ có con từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019.
Kết quả: Trong 179 bà mẹ có con bị ho, 62.6% chọn thuốc giảm ho tây y, 26.8% bà mẹ chọn thuốc giảm ho đông y, 25.7% bà mẹ cho uống kháng sinh; Trong 167 bà mẹ có con bị sốt, 79.6% bà mẹ cho uống thuốc hạ sốt, 79.0% bà mẹ cho con mặc thoáng và trườm ấm, 38.3% bà mẹ cho con uống thêm nước; Trong 100 bà mẹ có con bị chảy mũi, 66.3% bà mẹ hút mũi cho trẻ, 52.5% bà mẹ thấm, lau dịch mũi cho trẻ. Trong đợt bệnh của trẻ, tỷ lệ bà mẹ cho con ăn, uống nhiều hơn là 63.0% và 39.5%. Có 81.5% bà mẹ lau, tắm cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày, 78.0% bà mẹ giữ ấm cho trẻ. Đánh giá chung, chỉ 43.5% bà mẹ xử trí đúng khi con bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sự tiếp cận thông tin về bệnh có liên quan đến thực hành của các bà mẹ.
Kết luận: Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng còn thấp. Cần chú ý đến những yếu tố liên quan khi giáo dục chăm sóc trẻ bệnh cho bà mẹ.
#Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính #yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM PRESS TRONG PHÂN LOẠI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊNTNU Journal of Science and Technology - Tập 228 Số 01 - Trang 328-333 - 2023
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của thang điểm PRESS trong phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng nghiên cứu gồm 559 bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, tỷ lệ viêm phổi nặng là 24,9%, tỷ lệ viêm phổi là 32,2%. Chủ yếu là nhiễm khuẩn hô hấp dưới với 87,5% bệnh nhân. Có 61,5% bệnh nhân tuổi từ 12 tháng - 5 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,37/1. Điểm PRESS ≥2 có tỷ lệ viêm phổi 97,9%. Điểm PRESS ≥2 có giá trị phân loại viêm phổi với độ nhạy 86,8% và độ đặc hiệu là 97,5%. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,929 với p<0,01. Điểm PRESS ≥4 có giá trị phân loại viêm phổi nặng với độ nhạy 81,3% và độ đặc hiệu là 99,5%. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,875 với p<0,01. Thang điểm PRESS có giá trị phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi.
#PRESS scale #Classification #Acute respiratory infections #Sensitivity #Specificity
MÔ HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓAMục tiêu: Mô tả mô hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa giai đoạn 2019-2021. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu, mô tả cắt ngang. Chọn mẫu toàn bộ các bệnh nhân dưới 5 tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ 01/2019 đến 12/2021. Kết quả: Bệnh lý NKHHCT rất đa dạng, cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới. Tuổi nhập viện trung bình của trẻ NKHHCT là 22,1±2,6 tháng. Tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 1,7/1. Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp nhất, chiếm 8,4%. Viêm tiểu phế quản cấp thường gặp nhất trong nhóm các bệnh lý đường hô hấp dưới, chiếm 33,4%. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân. Kết luận: Bệnh NKHHCT chủ yếu gặp ở lứa tuổi nhỏ, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu vào mùa đông xuân.
#Nhiễm khuẩn hô hấp cấp #trẻ em
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI ĐANG MẮC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ MỘT SỐ THỰC HÀNH NUÔI TRẺ CỦA BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HÀ NAM NĂM 2016-2018Điều tra theo phương pháp cắt ngang mô tả trên 523 cặp mẹ con trẻ 6-23 tháng tuổi đang mắc nhiễmkhuẩn hô hấp cấp vào điều trị tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hà Nam năm 2016-2018 nhằm đánh giátình trạng dinh dưỡng của trẻ và mô tả một số thực hành nuôi trẻ của bà mẹ. Kết quả cho thấy: Tỷ lệSDD thấp còi và gầy còm của trẻ ở mức cao: 21,2% và 11,1% (tương ứng); tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là14,0%. Tỷ lệ bà mẹ cho con bú muộn sau 1 giờ đầu sau sinh và tỷ lệ bà mẹ cho cho con ăn bổ sungquá sớm hoặc quá muộn (trước 6 tháng hoặc sau 8 tháng tuổi) khá cao: 62,5% và 53,0% (tương ứng);tỷ lệ bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu là 24,3%. Những trẻ được bắt đầu cho ăn bổsung không đúng thời điểm so với những trẻ được cho ăn đúng thời điểm có tỷ lệ SDD thấp còi caohơn: 24,2% và 18,8% (tương ứng) (OR=1,4; 95%CI 0,9-2,3) nhưng chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩathống kê (p=0,1075); tỷ lệ SDD nhẹ cân cũng cao hơn: 19,5% và 7,8% (tương ứng) khác biệt có ýnghĩa thống kê rất rõ rệt (OR=2,9; 95%CI 1,6-5,3; p=0,0001).
#Tình trạng dinh dưỡng #trẻ 6-23 tháng tuổi #nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Thay đổi kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2020Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bà mẹ có con từ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước – sau giáo dục sức khỏe trên cùng một nhóm đối tượng.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức của bà mẹ trước can thiệp là 13,0 ± 4,7 sau can thiệp đã tăng lên thành 16,5 ± 2,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trước can thiệp có 57,3% bà mẹ có điểm kiến thức đạt, sau can thiệp tỷ lệ này là 96%. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe đã nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Kết luận: Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6 - 24 tháng trước can thiệp tương đối thấp và sau can thiệp đã có sự cải thiện rõ rệt
#Bà mẹ #kiến thứcdinh dưỡng #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI MẮC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA BÀ MẸ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2020Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hiện đang có tỷ lệ mắc và tử vong cao, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ 3 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Việc chăm sóc, xử trí và phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không chỉ phụ thuộc vào cán bộ y tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức của bà mẹ. Bà mẹ có kiến thức tốt về bệnh, chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong cho trẻ. Từ thực tế đó nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích mô tả thực trạng kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình năm 2020. Kết quả nghiên cứu có thấy, kiến thức chung của bà mẹ về bệnh, chăm sóc, dự phòng NKHHCT còn hạn chế với điểm trung bình kiến thức chung của nhóm can thiệp là 22,0 ± 7,0 và nhóm đối chứng là 22,5 ± 6,5 (tối đa 44 điểm). Điểm trung bình kiến thức về bệnh, chăm sóc và dự phòng lần lượt là: 12,0 ± 4,3; 4,9 ± 2,1; 5,1 ± 1,8 ở nhóm can thiệp và 12,4± 4,2, 5,0± 1,8, 5,0 ±1,9 ở nhóm đối chứng. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt ở cả 2 nhóm còn thấp: với 20,0% ở nhóm can thiệp và 21,7% ở nhóm đối chứng. Do vậy, việc tăng cường giáo dục sức khỏe cho bà mẹ của cán bộ y tế đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng là rất cần thiết.
#Kiến thức #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính #Thái Bình
Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng và xác định các yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bà mẹ.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ 6-24 tháng là 0,5 ± 0,7, điểm trung bình kiến thức cho trẻ 6-24 tháng ăn bổ sung là 6,5 ± 1,8, điểm trung bình kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 1,1 ± 0,5, điểm trung bình kiến thức cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ăn bổ sung là 0,4 ± 0,6, điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 3,5 ± 1,1, điểm trung bình chung kiến thức của bà mẹ là 13,0 ± 4,7. Vẫn còn 42,7% bà mẹ có kiến thức chưa đạt. Có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ với trình độ học vấn và số con của bà mẹ. Nghiên cứu bước đầu cho thấy kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ chưa tốt, cần có những can thiệp giáo dục sức khoẻ cải thiện kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ để trẻ được chăm sóc tốt hơn, nhất là khi trẻ bị bệnh.
Kết luận: Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng tương đối thấp. Các yếu tố như trình độ học vấn,số con của bà mẹ có ảnh hưởng đến kiến thức của bà mẹ.
#Dinh dưỡng #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Thay đổi thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khoẻMục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thái độ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp một nhóm có so sánh trước sau trên 83 bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017.
Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trước can thiệp còn thấp. Có 53% bà mẹ có thái độ đúng. Sau can thiệp, thái độ của bà mẹ được cải thiện rõ rệt. Thái độ đúng tăng từ 53% lên 91,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Thái độ của bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính còn hạn chế và có sự cải thiện rõ rệt sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
#Thái độ #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính #giáo dục sức khỏe
Thay đổi thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2020Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, thiết kế nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm.
Kết quả: Điểm trung bình thực hành trước can thiệp là 5,8 ± 2,1 và sau can thiệp đã tăng lên thành 8,3 ± 1,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t = 3,2; p <0,05). %). Đã có sự thay đổi đáng kể trước và sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ đã tăng số lượng thức ăn 1 bữa cho trẻ (22,7% - 58,7% sau can thiệp) và thực hành cho trẻ ăn thêm hoa quả (38,7%-72), tuy nhiên can thiệp có hạn chế là mới chỉ cải thiện một phần nhỏ hoạt động cho trẻ ăn loãng hơn của bà mẹ (9,3%- 12%). Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ từ đó trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn.
Kết luận: Sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6 - 24 tháng đã tăng lên, thực hành mức độ đạt tăng từ 57,3% trước can thiệp lên 80% sau can thiệp.
#Thực hành của bà mẹ #chăm sóc dinh dưỡng #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính